Javascript

Một cách tiếp cận hợp lý đối với JavaScript - @Airbnb

Các Kiểu giá trị

  • 1.1 Kiểu nguyên thủy: Khi bạn truy cập một giá trị kiểu nguyên thủy, bạn làm việc trực tiếp trên giá trị của nó.

    • string

    • number

    • boolean

    • null

    • undefined

    • symbol

    const foo = 1;
    let bar = foo;
    
    bar = 9;
    
    console.log(foo, bar); // => 1, 9
    • Sự thiếu hỗ trợ cho các Symbol không thể được lấp đầy bởi các bộ trợ năng một cách toàn diện, do đó, chúng không nên được sử dụng khi hướng đến các trình duyệt/môi trường không có hỗ trợ sẵn.

  • 1.2 Kiểu phức tạp: Khi bạn truy cập một giá trị kiểu phức tạp, bạn làm việc trên tham chiếu giá trị của nó.

    • object

    • array

    • function

    const foo = [1, 2];
    const bar = foo;
    
    bar[0] = 9;
    
    console.log(foo[0], bar[0]); // => 9, 9

Các Tham chiếu

  • 2.1 Sử dụng const đối với tất cả các tham chiếu; tránh sử dụng var. eslint: prefer-const, no-const-assign

    Tại sao? Điều này đảm bảo rằng bạn không thể gán lại các tham chiếu, việc có thể gây ra các lỗi và gây khó khăn cho sự đọc hiểu mã nguồn.

    // không tốt
    var a = 1;
    var b = 2;
    
    // tốt
    const a = 1;
    const b = 2;
  • 2.2 Nếu bạn bắt buộc phải gán lại các tham chiếu, sử dụng let, thay vì var. eslint: no-var

    Tại sao? let thuộc phạm vi khối mà nó được khởi tạo, thay vì thuộc phạm vi hàm như var.

    // không tốt
    var count = 1;
    if (true) {
      count += 1;
    }
    
    // tốt, sử dụng let.
    let count = 1;
    if (true) {
      count += 1;
    }
  • 2.3 Lưu ý rằng cả letconst đều thuộc phạm vi khối.

    // const và let chỉ tồn tại trong phạm vi khối tạo ra chúng.
    {
      let a = 1;
      const b = 1;
    }
    console.log(a); // ReferenceError
    console.log(b); // ReferenceError

Các Đối tượng

  • 3.1 Sử dụng cú pháp nguyên văn {} để khởi tạo đối tượng. eslint: no-new-object

    // không tốt
    const item = new Object();
    
    // tốt
    const item = {};
  • 3.2 Sử dụng các tên được tính của thuộc tính [key()] khi tạo các đối tượng có các tên của thuộc tính là động.

    Tại sao? Chúng cho phép bạn định nghĩa tất cả các thuộc tính của một đối tượng cùng một chỗ.

    function getKey(k) {
      return `tên của thuộc tính là ${k}`;
    }
    
    // không tốt
    const obj = {
      id: 5,
      name: 'San Francisco',
    };
    obj[getKey('enabled')] = true;
    
    // tốt
    const obj = {
      id: 5,
      name: 'San Francisco',
      [getKey('enabled')]: true,
    };
  • 3.3 Sử dụng cú pháp định nghĩa phương thức rút gọn để định nghĩa các phương thức của đối tượng. eslint: object-shorthand

    // không tốt
    const atom = {
      value: 1,
    
      addValue: function (value) {
        return atom.value + value;
      },
    };
    
    // tốt
    const atom = {
      value: 1,
    
      addValue(value) {
        return atom.value + value;
      },
    };
  • 3.4 Sử dụng cú pháp định nghĩa thuộc tính rút gọn để định nghĩa các thuộc tính của đối tượng. eslint: object-shorthand

    Tại sao? Nó ngắn gọn và súc tích.

    const lukeSkywalker = 'Luke Skywalker';
    
    // không tốt
    const obj = {
      lukeSkywalker: lukeSkywalker,
    };
    
    // tốt
    const obj = {
      lukeSkywalker,
    };
  • 3.5 Gom tất cả các thuộc tính rút gọn ở trên cùng khi khai báo đối tượng.

    Tại sao? Điều này giúp bạn dễ dàng biết được thuộc tính nào sử dụng cú pháp rút gọn.

    const anakinSkywalker = 'Anakin Skywalker';
    const lukeSkywalker = 'Luke Skywalker';
    
    // không tốt
    const obj = {
      episodeOne: 1,
      twoJediWalkIntoACantina: 2,
      lukeSkywalker,
      episodeThree: 3,
      mayTheFourth: 4,
      anakinSkywalker,
    };
    
    // tốt
    const obj = {
      lukeSkywalker,
      anakinSkywalker,
      episodeOne: 1,
      twoJediWalkIntoACantina: 2,
      episodeThree: 3,
      mayTheFourth: 4,
    };
  • 3.6 Chỉ sử dụng dấu lược ' ' cho các thuộc tính có định danh không hợp lệ. eslint: quote-props

    Tại sao? Nhìn chung, chúng ta sẽ thấy nó dễ đọc hơn nhiều. Nó cải thiện nhấn mạnh cú pháp, và nó cũng giúp việc tối ưu hóa bằng các trình thực thi JS hiệu quả hơn.

    // không tốt
    const bad = {
      'foo': 3,
      'bar': 4,
      'một-cái-tên': 5,
    };
    
    // tốt
    const good = {
      foo: 3,
      bar: 4,
      'một-cái-tên': 5,
    };
  • 3.7 Không gọi các phương thức Object.prototype một cách trực tiếp, ví dụ như hasOwnProperty, propertyIsEnumerable, và isPrototypeOf. eslint: no-prototype-builtins

    Tại sao? Những phương thức này có thể bị thay thế bởi các thuộc tính của một đối tượng - như { hasOwnProperty: false } - hoặc, đối tượng có thể là một đối tượng rỗng (Object.create(null)).

    // không tốt
    console.log(object.hasOwnProperty(key));
    
    // tốt
    console.log(Object.prototype.hasOwnProperty.call(object, key));
    
    // tốt nhất
    const has = Object.prototype.hasOwnProperty; // lưu tạm phương thức một lần, dùng cho cả mô-đun.
    /* hoặc */
    import has from 'has'; // https://www.npmjs.com/package/has
    // ...
    console.log(has.call(object, key));
  • 3.8 Ưu tiên sử dụng toán tử liệt kê ... so với Object.assign để tạo bản sao nhanh của một đối tượng. Sử dụng toán tử còn-lại ... để tạo một đối tượng mới với một số thuộc tính đã bị loại bỏ

    // rất không tốt
    const original = { a: 1, b: 2 };
    const copy = Object.assign(original, { c: 3 }); // cái này làm biến đổi `original` ಠ_ಠ
    delete copy.a; // cái này cũng vậy
    
    // không tốt
    const original = { a: 1, b: 2 };
    const copy = Object.assign({}, original, { c: 3 }); // copy => { a: 1, b: 2, c: 3 }
    
    // tốt
    const original = { a: 1, b: 2 };
    const copy = { ...original, c: 3 }; // copy => { a: 1, b: 2, c: 3 }
    
    const { a, ...noA } = copy; // noA => { b: 2, c: 3 }

Các Mảng

  • 4.1 Sử dụng cú pháp nguyên văn [] để khởi tạo mảng. eslint: no-array-constructor

    // không tốt
    const items = new Array();
    
    // tốt
    const items = [];
  • 4.2 Sử dụng Array#push, thay vì phép gán, để thêm các mục cho một mảng.

    const someStack = [];
    
    // không tốt
    someStack[someStack.length] = 'abracadabra';
    
    // tốt
    someStack.push('abracadabra');
  • 4.3 Sử dụng toán tử liệt kê ... để sao nhanh một mảng.

    // không tốt
    const len = items.length;
    const itemsCopy = [];
    let i;
    
    for (i = 0; i < len; i += 1) {
      itemsCopy[i] = items[i];
    }
    
    // tốt
    const itemsCopy = [...items];
  • 4.4 Để chuyển đổi một đối tượng khả duyệt thành một mảng, sử dụng toán tử liệt kê ... thay vì Array.from.

    const foo = document.querySelectorAll('.foo');
    
    // tốt
    const nodes = Array.from(foo);
    
    // tốt nhất
    const nodes = [...foo];
  • 4.5 Sử dụng Array.from để chuyển đổi một đối tượng giống-mảng thành một mảng.

    const arrLike = { 0: 'foo', 1: 'bar', 2: 'baz', length: 3 };
    
    // không tốt
    const arr = Array.prototype.slice.call(arrLike);
    
    // tốt
    const arr = Array.from(arrLike);
  • 4.6 Sử dụng Array.from, thay vì toán tử liệt kê ..., để ánh xạ một đối tượng khả duyệt, vì nó không tạo ra một mảng trung gian.

    // không tốt
    const baz = [...foo].map(bar);
    
    // tốt
    const baz = Array.from(foo, bar);
  • 4.7 Sử dụng các lệnh return cho các hàm gọi lại dùng cho các phương thức của mảng. Được phép bỏ qua return nếu phần thân hàm chỉ gồm một câu lệnh trả về một biểu thức không có hiệu ứng phụ, theo quy tắc 8.2. eslint: array-callback-return

    // tốt
    [1, 2, 3].map((x) => {
      const y = x + 1;
      return x * y;
    });
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map(x => x + 1);
    
    // không tốt - không có giá trị trả về đồng nghĩa với `acc` sẽ trở thành undefined sau lượt duyệt đầu tiên
    [[0, 1], [2, 3], [4, 5]].reduce((acc, item, index) => {
      const flatten = acc.concat(item);
    });
    
    // tốt
    [[0, 1], [2, 3], [4, 5]].reduce((acc, item, index) => {
      const flatten = acc.concat(item);
      return flatten;
    });
    
    // không tốt
    inbox.filter((msg) => {
      const { subject, author } = msg;
      if (subject === 'Con chim nhại') {
        return author === 'Harper Lee';
      } else {
        return false;
      }
    });
    
    // tốt
    inbox.filter((msg) => {
      const { subject, author } = msg;
      if (subject === 'Con chim nhại') {
        return author === 'Harper Lee';
      }
    
      return false;
    });
  • 4.8 Sử dụng dấu ngắt dòng trước và sau các dấu đóng và mở ngoặc vuông nếu một mảng nằm trên nhiều dòng.

    // không tốt
    const arr = [
      [0, 1], [2, 3], [4, 5],
    ];
    
    const objectInArray = [{
      id: 1,
    }, {
      id: 2,
    }];
    
    const numberInArray = [
      1, 2,
    ];
    
    // tốt
    const arr = [[0, 1], [2, 3], [4, 5]];
    
    const objectInArray = [
      {
        id: 1,
      },
      {
        id: 2,
      },
    ];
    
    const numberInArray = [
      1,
      2,
    ];

Trích xuất

  • 5.1 Sử dụng trích xuất đối tượng khi truy cập và sử dụng nhiều thuộc tính của một đối tượng. eslint: prefer-destructuring

    Tại sao? Trích xuất giúp việc tạo các tham chiếu đến các thuộc tính trở nên dễ dàng hơn.

    // không tốt
    function getFullName(user) {
      const firstName = user.firstName;
      const lastName = user.lastName;
    
      return `${firstName} ${lastName}`;
    }
    
    // tốt
    function getFullName(user) {
      const { firstName, lastName } = user;
      return `${firstName} ${lastName}`;
    }
    
    // best
    function getFullName({ firstName, lastName }) {
      return `${firstName} ${lastName}`;
    }
  • 5.2 Hãy sử dụng trích xuất mảng. eslint: prefer-destructuring

    const arr = [1, 2, 3, 4];
    
    // không tốt
    const first = arr[0];
    const second = arr[1];
    
    // tốt
    const [first, second] = arr;
  • 5.3 Sử dụng trích xuất đối tượng khi có nhiều giá trị trả về, thay vì trích xuất mảng.

    Tại sao? Bạn có thể thêm các thuộc tính mới qua thời gian hay thay đổi thứ tự các thứ mà không lo làm hỏng các phép gọi trước đó.

    // không tốt
    function processInput(input) {
      // khi một phép màu xảy ra
      return [left, right, top, bottom];
    }
    
    // người gọi cần nghĩ về thứ tự của giá trị trả về
    const [left, __, top] = processInput(input);
    
    // tốt
    function processInput(input) {
      // khi một phép màu xảy ra
      return { left, right, top, bottom };
    }
    
    // người gọi chỉ cần chọn giá trị mà họ muốn
    const { left, top } = processInput(input);

Các Chuỗi

  • 6.1 Sử dụng dấu lược cho các chuỗi. eslint: quotes

    // không tốt
    const name = "Capt. Janeway";
    
    // không tốt - các nguyên văn mẫu nên chứa sự biến đổi chuỗi hoặc ngắt dòng
    const name = `Capt. Janeway`;
    
    // tốt
    const name = 'Capt. Janeway';
  • 6.2 Các chuỗi, dù khiến cho độ dài của dòng lớn hơn 100 ký tự, không nên được viết thành nhiều dòng sử dụng ghép chuỗi.

    Tại sao? Các chuỗi bị chia nhỏ rất khó để làm việc cùng và khiến việc tìm kiếm trong mã nguồn trở nên khó hơn.

    // không tốt
    const errorMessage = 'Đây là một lỗi rất dài mà được ném ra bởi \
    Người Dơi. Khi bạn ngừng nghĩ về việc tại sao Người Dơi chẳng có liên \
    quan gì với thứ này, bạn sẽ vẫn chẳng đi đến đâu với \
    đâu.';
    
    // không tốt
    const errorMessage = 'Đây là một lỗi rất dài mà được ném ra bởi' +
        'Người Dơi. Khi bạn ngừng nghĩ về việc tại sao Người Dơi chẳng có liên' +
        'quan gì với thứ này, bạn sẽ vẫn chẳng đi đến đâu với' +
        'đâu.';
    
    // tốt
    const errorMessage = 'Đây là một lỗi rất dài mà được ném ra bởi Người Dơi. Khi bạn ngừng nghĩ về việc tại sao Người Dơi chẳng có liên quan gì với thứ này, bạn sẽ vẫn chẳng đi đến đâu với đâu.';
  • 6.3 Khi xây dựng các chuỗi theo một chu trình, sử dụng mẫu chuỗi thay vì ghép chuỗi. eslint: prefer-template template-curly-spacing

    Tại sao? Các mẫu chuỗi cho bạn một cú pháp súc tích, dễ đọc với các ngắt dòng và các tính năng ghép chuỗi phù hợp.

    // không tốt
    function sayHi(name) {
      return 'Bạn có khỏe không, ' + name + '?';
    }
    
    // không tốt
    function sayHi(name) {
      return ['Bạn có khỏe không, ', name, '?'].join();
    }
    
    // tốt
    function sayHi(name) {
      return `Bạn có khỏe không, ${name}?`;
    }
  • 6.4 Không bao giờ sử dụng eval() cho một chuỗi, điều đó mở ra rất nhiều các lỗ hổng và rủi ro. eslint: no-eval

  • 6.5 Không sử dụng các ký tự thoát trong một chuỗi khi không cần thiết. eslint: no-useless-escape

    Tại sao? Các dấu chéo ngược làm giảm tính khả đọc, vì thế chúng chỉ nên xuất hiện khi cần.

    // không tốt
    const foo = '\'cái này\' \đư\ợc \"cho trong ngoặc\"';
    
    // tốt
    const foo = '\'cái này\' được "cho trong ngoặc"';
    const foo = `tên của tôi là '${name}'`;

Các Hàm

  • 7.1 Sử dụng biểu thức hàm hữu danh thay vì khai báo hàm. eslint: func-style

    Tại sao? Các khai báo hàm đều được kéo lên, đồng nghĩa với việc một hàm rất dễ có khả năng được sử dụng trước cả khi nó được định nghĩa trong tệp. Điều này làm giảm tính khả đọc và khả năng bảo trì. Nếu bạn thấy một hàm đủ lớn hoặc phức tạp đến mức ảnh hưởng đến việc đọc hiểu phần còn lại của tệp thì, có lẽ, nó nên được tách ra thành một mô-đun riêng! Đừng quên đặt tên cho biểu thức một cách rõ ràng, cho dù tên hàm có thể được suy ra từ tên biến chứa hàm đó (thường gặp ở các trình duyệt mới nhất hoặc các trình biên dịch như Babel). Điều này loại bỏ các nhận định liên quan đến ngăn xếp của một lỗi. (Cuộc thảo luận)

    // không tốt
    function foo() {
      // ...
    }
    
    // không tốt
    const foo = function () {
      // ...
    };
    
    // tốt
    // tên riêng của hàm, phân biệt với tên tham chiếu được gọi khi cần sử dụng
    const short = function longUniqueMoreDescriptiveLexicalFoo() {
      // ...
    };
  • 7.2 Đặt các biểu thức hàm gọi tức thời trong ngoặc. eslint: wrap-iife

    Tại sao? Một biểu thức hàm gọi tức thời mà một đơn vị riêng - đặt nó và dấu ngoặc dùng để gọi nó () trong ngoặc để biểu đạt nó một cách rõ ràng. Cũng cần biết là, trong cái thế giới mà mô-đun ngập tràn mọi nơi như bây giờ, bạn cũng chả mấy khi cần dùng đến biểu thức hàm gọi tức thời.

    // biểu thức hàm gọi tức thời
    (function () {
      console.log('Xin chào đến với thế giới. Hãy đi theo tôi.');
    }());
  • 7.3 Không bao giờ khai báo một hàm bên trong một khối không phải hàm (if, while, v.v.). Thay vào đó, hãy gán hàm cho một biến. Các trình duyệt đều sẽ cho phép bạn làm điều đó, nhưng tiếc là, cách mà chúng diễn dịch là khác nhau. eslint: no-loop-func

  • 7.4 Ghi chú: ECMA-262 định nghĩa một khối là tập hợp một hoặc một vài câu lệnh. Một khai báo hàm không phải là một câu lệnh.

    // không tốt
    if (currentUser) {
      function test() {
        console.log('Đừng!');
      }
    }
    
    // tốt
    let test;
    if (currentUser) {
      test = () => {
        console.log('Tốt đó.');
      };
    }
  • 7.5 Không bao giờ đặt tên một tham số là arguments. Tham số này sẽ được ưu tiên hơn đối tượng arguments được cung cấp cho mỗi phạm vi hàm.

    // không tốt
    function foo(name, options, arguments) {
      // ...
    }
    
    // tốt
    function foo(name, options, args) {
      // ...
    }
  • 7.6 Không bao giờ sử dụng arguments, thay vào đó, hãy sử dụng cú pháp còn-lại .... eslint: prefer-rest-params

    Tại sao? ... định rõ các đối số mà bạn muốn lấy. Thêm nữa, kết quả của còn-lại là một mảng đúng nghĩa, thay vì chỉ là giống-mảng như arguments.

    // không tốt
    function concatenateAll() {
      const args = Array.prototype.slice.call(arguments);
      return args.join('');
    }
    
    // tốt
    function concatenateAll(...args) {
      return args.join('');
    }
  • 7.7 Sử dụng tham số mặc định thay vì làm biến đổi các đối số truyền vào hàm.

    // rất tệ
    function handleThings(opts) {
      // Không! Chúng ta không nên biến đổi các đối số.
      // Cái tệ thứ hai: Nếu opts là kiểu sai, nó sẽ bị đổi thành một đối tượng.
      // Đó có thể là điều bạn muốn, nhưng nó thi thoảng gây ra lỗi.
      opts = opts || {};
      // ...
    }
    
    // vẫn tệ
    function handleThings(opts) {
      if (opts === void 0) {
        opts = {};
      }
      // ...
    }
    
    // tốt
    function handleThings(opts = {}) {
      // ...
    }
  • 7.8 Tránh gây ra hiệu ứng phụ với tham số mặc định.

    Tại sao? Chúng khá là rối để có thể hình dung.

    var b = 1;
    // không tốt
    function count(a = b++) {
      console.log(a);
    }
    count();  // 1
    count();  // 2
    count(3); // 3
    count();  // 3
  • 7.9 Luôn để các tham số mặc định ở sau cùng.

    // không tốt
    function handleThings(opts = {}, name) {
      // ...
    }
    
    // tốt
    function handleThings(name, opts = {}) {
      // ...
    }
  • 7.10 Không bao giờ sử dụng hàm tạo Function để tạo hàm. eslint: no-new-func

    Tại sao? Tạo một hàm theo cách này cũng thực thi chuỗi giống như eval() vậy, thứ mà mở ra các lỗ hổng.

    // không tốt
    var add = new Function('a', 'b', 'return a + b');
    
    // vẫn là không tốt
    var subtract = Function('a', 'b', 'return a - b');
  • 7.11 Sử dụng các dấu cách giữa các bộ phận hàm. eslint: space-before-function-paren space-before-blocks

    Tại sao? Sự đồng nhất vẫn cứ là tốt, và bạn không cần phải thêm hoặc bớt dấu cách khi không đặt tên hàm.

    // không tốt
    const f = function(){};
    const g = function (){};
    const h = function() {};
    
    // tốt
    const x = function () {};
    const y = function a() {};
  • 7.12 Không bao giờ làm biến đổi các tham số. eslint: no-param-reassign

    Tại sao? Việc can thiệp vào các đối tượng được truyền vào dưới dạng tham số có thể gây hiệu ứng phụ không mong muốn đối với biến tại tiến trình gọi.

    // không tốt
    function f1(obj) {
      obj.key = 1;
    }
    
    // tốt
    function f2(obj) {
      const key = Object.prototype.hasOwnProperty.call(obj, 'key') ? obj.key : 1;
    }
  • 7.13 Không bao giờ gán lại các tham số. eslint: no-param-reassign

    Tại sao? Việc gán lại các tham số có thể dẫn tới hành vi không mong muốn, đặc biệt là khi truy cập đối tượng arguments. Nó cũng có thể gây ra một số vấn đề về tối ưu hóa, nhất là trong V8.

    // không tốt
    function f1(a) {
      a = 1;
      // ...
    }
    
    function f2(a) {
      if (!a) { a = 1; }
      // ...
    }
    
    // tốt
    function f3(a) {
      const b = a || 1;
      // ...
    }
    
    function f4(a = 1) {
      // ...
    }
  • 7.14 Ưu tiên sử dụng toán tử liệt kê ... để gọi các hàm bất định. eslint: prefer-spread

    Tại sao? Nó nhìn sáng sủa hơn, bạn không cần phải đặt ngữ cảnh, và bạn cũng đâu thể dễ dàng kết hợp new với apply.

    // không tốt
    const x = [1, 2, 3, 4, 5];
    console.log.apply(console, x);
    
    // tốt
    const x = [1, 2, 3, 4, 5];
    console.log(...x);
    
    // không tốt
    new (Function.prototype.bind.apply(Date, [null, 2016, 8, 5]));
    
    // tốt
    new Date(...[2016, 8, 5]);
  • 7.15 Các hàm với các bộ phận hàm, hoặc các phép gọi, nằm trên nhiều dòng nên được căn đầu dòng như tất cả các danh sách nhiều dòng khác trong hướng dẫn này: với mỗi mục nằm trên một dòng riêng biệt, cùng với một dấu phẩy ngay sau mục cuối cùng. eslint: function-paren-newline

    // không tốt
    function foo(bar,
                 baz,
                 quux) {
      // ...
    }
    
    // tốt
    function foo(
      bar,
      baz,
      quux,
    ) {
      // ...
    }
    
    // không tốt
    console.log(foo,
      bar,
      baz);
    
    // tốt
    console.log(
      foo,
      bar,
      baz,
    );

Các Hàm mũi tên

  • 8.1 Khi bạn phải sử dụng một hàm vô danh (như khi cần truyền một hàm gọi lại trên cùng dòng), sử dụng ký pháp hàm mũi tên. eslint: prefer-arrow-callback, arrow-spacing

    Tại sao? Nó tạo ra một hàm thực thi trên ngữ cảnh của this, thường là thứ bạn cần, và nó rất súc tích.

    Khi nào thì không? Khi bạn có một hàm tương đối rắc rối, bạn cần phải chuyển lô-gíc của hàm đó sang biểu thức hàm hữu danh.

    // không tốt
    [1, 2, 3].map(function (x) {
      const y = x + 1;
      return x * y;
    });
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map((x) => {
      const y = x + 1;
      return x * y;
    });
  • 8.2 Nếu như phần thân hàm chỉ gồm một câu lệnh trả về một biểu thức mà không có hiệu ứng phụ, bỏ qua dấu ngoặc nhọn và sử dụng trả về ngầm định. Nếu không, giữ nguyên dấu ngoặc và sử dụng lệnh return. eslint: arrow-parens, arrow-body-style

    Tại sao? Cú pháp tiện lợi. Nó dễ đọc khi nhiều hàm nối chuỗi nhau.

    // không tốt
    [1, 2, 3].map(number => {
      const nextNumber = number + 1;
      `Một chuỗi có chứa số ${nextNumber}.`;
    });
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map(number => `Một chuỗi có chứa số ${number + 1}.`);
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map((number) => {
      const nextNumber = number + 1;
      return `Một chuỗi có chứa số ${nextNumber}.`;
    });
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map((number, index) => ({
      [index]: number,
    }));
    
    // Không dùng trả về ngầm định khi có hiệu ứng phụ
    function foo(callback) {
      const val = callback();
      if (val === true) {
        // Thực hiện gì đó nếu hàm gọi lại trả về true
      }
    }
    
    let bool = false;
    
    // không tốt
    foo(() => bool = true);
    
    // tốt
    foo(() => {
      bool = true;
    });
  • 8.3 Trong trường hợp biểu thức nằm trên nhiều dòng, nhóm nó trong ngoặc để dễ đọc hơn.

    Tại sao? Nó cho thấy một cách rõ ràng điểm bắt đầu và kết thúc hàm.

    // không tốt
    ['get', 'post', 'put'].map(httpMethod => Object.prototype.hasOwnProperty.call(
        httpMagicObjectWithAVeryLongName,
        httpMethod,
      )
    );
    
    // tốt
    ['get', 'post', 'put'].map(httpMethod => (
      Object.prototype.hasOwnProperty.call(
        httpMagicObjectWithAVeryLongName,
        httpMethod,
      )
    ));
  • 8.4 Nếu hàm của bạn nhận một đối số và không sử dụng ngoặc nhọn, loại bỏ dấu ngoặc tròn. Nếu không, luôn luôn thêm ngoặc tròn trước và sau các đối số cho rõ ràng và nhất quán. Ghi chú: việc luôn sử dụng dấu ngoặc tròn được chấp nhận, khi đó, sử dụng tùy chọn “always” cho eslint. eslint: arrow-parens

    Tại sao? Nhìn bớt rối mắt.

    // không tốt
    [1, 2, 3].map((x) => x * x);
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map(x => x * x);
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map(number => (
      `Một chuỗi thật là dài với số ${number}. Nó quá dài để chúng ta có thể viết cùng dòng với dòng .map!`
    ));
    
    // không tốt
    [1, 2, 3].map(x => {
      const y = x + 1;
      return x * y;
    });
    
    // tốt
    [1, 2, 3].map((x) => {
      const y = x + 1;
      return x * y;
    });
  • 8.5 Tránh gây dễ nhầm lẫn giữa cú pháp hàm mũi tên (=>) với các toán tử so sánh (<=, >=). eslint: no-confusing-arrow

    // không tốt
    const itemHeight = item => item.height <= 256 ? item.largeSize : item.smallSize;
    
    // không tốt
    const itemHeight = (item) => item.height >= 256 ? item.largeSize : item.smallSize;
    
    // tốt
    const itemHeight = item => (item.height <= 256 ? item.largeSize : item.smallSize);
    
    // tốt
    const itemHeight = (item) => {
      const { height, largeSize, smallSize } = item;
      return height <= 256 ? largeSize : smallSize;
    };
  • 8.6 Cách đặt vị trí của phần thân hàm mũi tên với trả về ngầm định. eslint: implicit-arrow-linebreak

    // không tốt
    foo =>
      bar;
    
    foo =>
      (bar);
    
    // tốt
    foo => bar;
    foo => (bar);
    foo => (
       bar
    )

Các Lớp và các Hàm tạo

  • 9.1 Luôn sử dụng class. Tránh việc can thiệp trực tiếp vào prototype.

    Tại sao? Cú pháp class súc tích, dễ hiểu và dễ hình dung.

    // không tốt
    function Queue(contents = []) {
      this.queue = [...contents];
    }
    Queue.prototype.pop = function () {
      const value = this.queue[0];
      this.queue.splice(0, 1);
      return value;
    };
    
    // tốt
    class Queue {
      constructor(contents = []) {
        this.queue = [...contents];
      }
      pop() {
        const value = this.queue[0];
        this.queue.splice(0, 1);
        return value;
      }
    }
  • 9.2 Sử dụng extends cho thừa kế.

    Tại sao? Nó là cách sẵn có để thừa kế nguyên mẫu mà không làm ảnh hưởng đến instanceof.

    // không tốt
    const inherits = require('inherits');
    function PeekableQueue(contents) {
      Queue.apply(this, contents);
    }
    inherits(PeekableQueue, Queue);
    PeekableQueue.prototype.peek = function () {
      return this.queue[0];
    };
    
    // tốt
    class PeekableQueue extends Queue {
      peek() {
        return this.queue[0];
      }
    }
  • 9.3 Các phương thức, mỗi khi có thể, hãy trả về this để tiện cho việc nối chuỗi phương thức.

    // không tốt
    Jedi.prototype.jump = function () {
      this.jumping = true;
      return true;
    };
    
    Jedi.prototype.setHeight = function (height) {
      this.height = height;
    };
    
    const luke = new Jedi();
    luke.jump(); // => true
    luke.setHeight(20); // => undefined
    
    // tốt
    class Jedi {
      jump() {
        this.jumping = true;
        return this;
      }
    
      setHeight(height) {
        this.height = height;
        return this;
      }
    }
    
    const luke = new Jedi();
    
    luke.jump()
      .setHeight(20);
  • 9.4 Có thể viết phương thức toString() tùy ý, chỉ cần đảm bản nó hoạt động hoàn hảo và không gây ra các hiệu ứng phụ.

    class Jedi {
      constructor(options = {}) {
        this.name = options.name || 'vô danh';
      }
    
      getName() {
        return this.name;
      }
    
      toString() {
        return `Jedi - ${this.getName()}`;
      }
    }
  • 9.5 Các lớp có một hàm tạo mặc định nếu không được chỉ định. Một hàm tạo rỗng, hoặc chỉ trỏ đến lớp cha, là không cần thiết. eslint: no-useless-constructor

    // không tốt
    class Jedi {
      constructor() {}
    
      getName() {
        return this.name;
      }
    }
    
    // không tốt
    class Rey extends Jedi {
      constructor(...args) {
        super(...args);
      }
    }
    
    // tốt
    class Rey extends Jedi {
      constructor(...args) {
        super(...args);
        this.name = 'Rey';
      }
    }
  • 9.6 Tránh trùng lặp các thành viên của một lớp. eslint: no-dupe-class-members

    Tại sao? Với các khai báo thành viên bị lặp, khai báo cuối được tự động ưu tiên - việc có sự trùng lặp gần như chắc chắn là một lỗi.

    // không tốt
    class Foo {
      bar() { return 1; }
      bar() { return 2; }
    }
    
    // tốt
    class Foo {
      bar() { return 1; }
    }
    
    // tốt
    class Foo {
      bar() { return 2; }
    }

Các Mô-đun

  • 10.1 Luôn sử dụng mô-đun (import/export) thay vì một hệ thống mô-đun phi chuẩn. Bạn luôn có thể dịch mã sang hệ thống mô-đun mà bạn thích.

    Tại sao? Mô-đun là tương lai, hãy cùng sử dụng tương lai ngay lúc này.

    // không tốt
    const AirbnbStyleGuide = require('./AirbnbStyleGuide');
    module.exports = AirbnbStyleGuide.es6;
    
    // ok
    import AirbnbStyleGuide from './AirbnbStyleGuide';
    export default AirbnbStyleGuide.es6;
    
    // best
    import { es6 } from './AirbnbStyleGuide';
    export default es6;
  • 10.2 Không sử dụng ký tự đại diện để nhập.

    Tại sao? Điều này đảm bảo bạn chỉ xuất mặc định một giá trị.

    // không tốt
    import * as AirbnbStyleGuide from './AirbnbStyleGuide';
    
    // tốt
    import AirbnbStyleGuide from './AirbnbStyleGuide';
  • 10.3 Và không xuất trực tiếp từ một lệnh nhập.

    Tại sao? Mặc dù cấu trúc một dòng là súc tích, việc nhập một cách rõ ràng và xuất một cách rõ ràng làm cho mọi thứ nhất quán.

    // không tốt
    // tên tệp es6.js
    export { es6 as default } from './AirbnbStyleGuide';
    
    // tốt
    // tên tệp es6.js
    import { es6 } from './AirbnbStyleGuide';
    export default es6;
  • 10.4 Chỉ nhập từ một đường dẫn ở chung một chỗ. eslint: no-duplicate-imports

    Tại sao? Có nhiều dòng nhập từ cùng một đường dẫn khiến mã nguồn trở nên khó bảo trì hơn.

    // không tốt
    import foo from 'foo';
    // … và nhập một vài thứ nữa … //
    import { named1, named2 } from 'foo';
    
    // tốt
    import foo, { named1, named2 } from 'foo';
    
    // tốt
    import foo, {
      named1,
      named2,
    } from 'foo';
  • 10.5 Không xuất các ràng buộc có thể bị biến đổi. eslint: import/no-mutable-exports

    Tại sao? Sự biến đổi, nói chung, nên được tránh, nhưng đặc biệt là đối với trường hợp xuất các giá trị có thể bị biến đổi. Trong khi kỹ thuật này có thể là cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt, nhìn chung, chỉ nên xuất các giá trị là hằng.

    // không tốt
    let foo = 3;
    export { foo };
    
    // tốt
    const foo = 3;
    export { foo };
  • 10.6 Trong các mô-đun chỉ có một địa chỉ xuất, ưu tiên xuất mặc định thay vì xuất hữu danh. eslint: import/prefer-default-export

    Tại sao? Nhằm khuyến khích các tệp chỉ xuất một giá trị, giúp mã nguồn dễ đọc và dễ bảo trì.

    // không tốt
    export function foo() {}
    
    // tốt
    export default function foo() {}
  • 10.7 Đặt tất cả các lệnh import trên cùng. eslint: import/first

    Tại sao? Vì các lệnh import được kéo lên, việc đặt tất cả chúng ở trên cùng nhằm ngăn chặn các hành vi không đáng có.

    // không tốt
    import foo from 'foo';
    foo.init();
    
    import bar from 'bar';
    
    // tốt
    import foo from 'foo';
    import bar from 'bar';
    
    foo.init();
  • 10.8 Các lệnh nhập nhiều dòng nên được căn đầu dòng giống như các mảng hay đối tượng nguyên văn nhiều dòng.

    Tại sao? Các đấu ngoặc nhọn đều có cùng các quy tắc căn đầu dòng như tất cả mọi khối ngoặc nhọn trong bản định hướng này, cùng với như dấu phẩy ở cuối.

    // không tốt
    import {longNameA, longNameB, longNameC, longNameD, longNameE} from 'path';
    
    // tốt
    import {
      longNameA,
      longNameB,
      longNameC,
      longNameD,
      longNameE,
    } from 'path';
  • 10.9 Không cho phép cú pháp bộ tải Webpack trong các lệnh nhập mô-đun. eslint: import/no-webpack-loader-syntax

    Tại sao? Vì sử dụng cú pháp Webpack trong các lệnh nhập gom mã thành một bộ tổng hợp mô-đun. Ưu tiên sử dụng cú pháp bộ tải trong webpack.config.js.

    // không tốt
    import fooSass from 'css!sass!foo.scss';
    import barCss from 'style!css!bar.css';
    
    // tốt
    import fooSass from 'foo.scss';
    import barCss from 'bar.css';

Các Đối tượng duyệt và các Hàm sinh trị

  • 11.1 Không sử dụng các đối tượng duyệt. Ưu tiên sử dụng các hàm bậc cao hơn của JavaScript thay vì các vòng lặp như for-in hay for-of. eslint: no-iterator no-restricted-syntax

    Tại sao? Điều này đảm bảo việc thực hiện quy tắc bất biến. Làm việc với các hàm thuần mà trả về các giá trị sẽ dễ tưởng tượng hơn so với các hiệu ứng phụ.

    Sử dụng map() / every() / filter() / find() / findIndex() / reduce() / some() / ... để duyệt qua một mảng, và Object.keys() / Object.values() / Object.entries() để tạo một mảng để bạn có thể duyệt qua một đối tượng.

    const numbers = [1, 2, 3, 4, 5];
    
    // không tốt
    let sum = 0;
    for (let num of numbers) {
      sum += num;
    }
    sum === 15;
    
    // tốt
    let sum = 0;
    numbers.forEach((num) => {
      sum += num;
    });
    sum === 15;
    
    // tốt nhất, sử dụng hàm
    const sum = numbers.reduce((total, num) => total + num, 0);
    sum === 15;
    
    // không tốt
    const increasedByOne = [];
    for (let i = 0; i < numbers.length; i++) {
      increasedByOne.push(numbers[i] + 1);
    }
    
    // tốt
    const increasedByOne = [];
    numbers.forEach((num) => {
      increasedByOne.push(num + 1);
    });
    
    // tốt nhất, vẫn là sử dụng hàm
    const increasedByOne = numbers.map(num => num + 1);
  • 11.2 Không sử dụng các hàm sinh trị function* vào thời điểm này.

    Tại sao? Nó không thể được dịch mã sang ES5 một cách hoàn hảo.

  • 11.3 Nếu bạn bắt buộc phải dùng các hàm sinh trị, hoặc bạn bỏ qua khuyến nghị của chúng tôi, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng dấu cách giữa các bộ phận hàm một cách hợp lý. eslint: generator-star-spacing

    Tại sao? function* là tạo thành một từ khóa riêng - * không phải là từ khóa điều chỉnh cho function, function* là một cấu tạo riêng biệt, khác với function.

    // không tốt
    function * foo() {
      // ...
    }
    
    // không tốt
    const bar = function * () {
      // ...
    };
    
    // không tốt
    const baz = function *() {
      // ...
    };
    
    // không tốt
    const quux = function*() {
      // ...
    };
    
    // không tốt
    function*foo() {
      // ...
    }
    
    // không tốt
    function *foo() {
      // ...
    }
    
    // rất tệ
    function
    *
    foo() {
      // ...
    }
    
    // rất rất tệ
    const wat = function
    *
    () {
      // ...